![]() |
Luật sư tư vấn Thế chấp, Bảo lãnh, Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở THẾ CHẤP, GIẢI CHẤP, BẢO LÃNH, GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Do nhiều nhu cầu khác nhau cần nguồn vốn như: mua nhà, bổ sung vốn đăng ký, mua hàng hóa... nhưng việc huy động vốn khó khăn dẫn đến việc cầm cố, thế chấp hay đặt cọc, ký quỹ tài sản hoặc dùng tài sản bảo lãnh cho bên thứ ba để huy động vốn trong xã hội là phổ biến. Hiện nay có hai luồng có thể huy động vốn một là cách huy động chính thống thông qua ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, hai là hệ thống tín dụng đen, trong đó” - Huy động vốn theo chính thống thủ tục sẽ lâu, hồ sơ chứng minh nhiều giấy tờ, giá trị cho vay thấp và nhiều khi không vay được nhưng lãi xuất thấp và có sự bảo đảm của hệ thống pháp luật.
- Huy động vốn theo tín dụng đen thủ tục sẽ rất nhanh, vay được nhiều hơn nhưng hệ lụy sẽ nặng nề dẫn đến bị lừa, có khi dẫn đến mất tài sản do lãi suất quá cao, có khi vay một phải trả mười. Hệ lụy từ việc vay vốn hay huy động vốn từ tín dụng đen đã xảy ra rất nhiều và báo chí cũng đăng cảnh báo rất nhiều bởi vay tín dụng đen thì tiền mất, tật mang. Công ty Luật Ngọc Tấn với kinh nghiệm tư vấn và thực hiện dịch vụ cung cấp dịch vụ luật sư: - Tư vấn luật, trình tự thủ tục và hồ sơ vay tín dụng theo thế chấp hay đặt cọc...; - Thực hiện dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và tư vấn thực hiện vay tín dụng theo hình thức thế chấp, đặt cọc...; - Tư vấn, thực hiện dịch vụ xóa đăng ký thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh... theo quy định; - Tư vấn luật, tư vấn quyền và nghĩa vụ khi bảo lãnh cho bên thứ ba vay vốn; - Tư vấn giải quyết tranh chấp, xử lý nợ khi quá hạn tín dụng hoặc đáo hạn hoặc khi giải chấp tín chấp...; Nhưng điều cần lưu ý: - Việc bảo lãnh cho bên thứ vay vốn có nghĩa là dùng tài sản của mình bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên thứ ba vay vốn, việc bảo lãnh này nếu không phải người tin tưởng sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn mà hậu quả cao nhất phải bán tài sản hay thi hành án để thực hiện việc trả nợ cho bên thứ ba. Bởi bên vay là bên thứ ba do đó khi vay họ kinh doanh thế này, sử dụng đồng vốn ra sao bên bảo lãnh không hề được biết cũng như không được hỏi ý kiến do đó phương án, hiệu quả sử dụng đồng vốn nếu không quản lý và định hướng tốt sẽ dẫn đến việc mất tính thanh khoản, thâm hụt hết vốn vay. Mà hậu quả pháp lý cuối cùng là người đứng ra bảo lãnh sẽ phải chịu việc mất tài sản trong khi người được bảo lãnh sẽ không mất gì, còn việc người đứng bảo lãnh yêu cầu bên được bảo lãnh thanh toán khoản bảo lãnh là rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
- Việc vay vốn và thế chấp bằng tài sản cần chú ý việc định giá tài sản để tính mức vay, việc định giá tài sản thế nào thường do phía ngân hàng thẩm định nhưng việc định giá cần căn cứ vào vị trí thửa đất, nhà căn cứ vào thời gian sử dụng tài sản và đặc biệt là vị trí công năng cúng như tính sinh lời của tài sản thế chấp. Do vậy người vay cũng cần tìm hiểu và biết để từ đó tham khảo, ý kiến với ngân hàng sao cho việc định giá sát với thực tế cũng như giá trị của tài sản qua đó sẽ nâng được giá trị khoản vay nên. Để được tư vấn chi tiết hãy liên hệ ngay với chúng tôi: Hotline: 094.2222.896 - Hotmail: luatngoctan@gmail.com
CÔNG TY LUẬT NGỌC TẤN THAM GIA GIẢI QUYẾT NHÓM VỤ VIỆC DÂN SỰ - KINH TẾ - HÔN NHÂN - LAO ĐỘNG - ĐẤT ĐAI Luật sư uy tín và giỏi tại Hà Nội - Luật sư uy tín tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về: tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Luật Ngọc Tấn tham gia tố tụng Dân sự: Tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các việc dân sự khác...... - Luật sư giỏi Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự; - Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Toà án xét thấy cần thiết. - Luật sư Hà Nội: Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và ghi chép, sao chụp các tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Luật sư Tham gia việc hoà giải, tham gia phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Luật sư Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; - Luật sư giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. - Luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn dân sự tại phiên toà hình sự. - Luật sư uy tín Ngọc Tấn tham gia Tố tụng tại phiên tòa.
Chúng tôi với những luật sư giỏi, uy tín sẽ đem lại cho Qúy khách “giá trị pháp luật, tạo dựng niềm tin”, với nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên sâu là Công ty luật tại Hà Nội Luật Ngọc Tấn sẽ bảo vệ quyền lợi của bạn được cao nhất, tốt nhất. Để biết chi tiết Qúy khách có tìm hiểu ở các mục tương ứng
Hoặc liên hệ Hotline: 094.222.2896 - Hotmail: luatngoctan@gmail.com Tư vấn luật cho bạn: Theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh quy định rõ: 1. Việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được quy định như sau: a) Hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp bên thế chấp, bên được bảo lãnh là hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất; b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, bên thế chấp, bên được bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh theo quy định tại điểm a khoản này; c) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh vào hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận bảo lãnh, bên nhận thế chấp. 2. Việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được quy định như sau: a) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, người đã thế chấp, đã được bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất gửi đơn xin xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh đến nơi đã đăng ký thế chấp, bảo lãnh; b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của người xin xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh và thực hiện việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh trong hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp cần thu hồi hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, đã bảo lãnh để thu hồi nợ thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền để làm thủ tục thu hồi hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3. Việc xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, đã bảo lãnh để thu hồi nợ được quy định như sau: a) Khi bên thế chấp, bên được bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng thì quyền sử dụng đất đã thế chấp, đã bảo lãnh được xử lý theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh; trường hợp không xử lý được theo thoả thuận đã ghi trong hợp đồng thì bên nhận thế chấp, bên nhận bảo lãnh có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thế chấp, đã được bảo lãnh cho người khác để thu hồi nợ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật; b) Người nhận quyền sử dụng đất quy định tại điểm a khoản này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng đất theo mục đích đã xác định và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này trong thời hạn sử dụng đất còn lại; đối với đất ở thì người sử dụng đất được sử dụng ổn định lâu dài. -Quy định về đăng ký góp vốn và xóa đăng ký góp vốn: 1. Việc đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hồ sơ đăng ký góp vốn gồm hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp bên góp vốn là hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất; b) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, đối với trường hợp đủ điều kiện góp vốn thì thực hiện đăng ký góp vốn vào hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp việc góp vốn phát sinh pháp nhân mới thì gửi hồ sơ đăng ký góp vốn đến cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho pháp nhân mới đó. 2. Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất; b) Một bên hoặc các bên đề nghị theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn; trường hợp liên doanh với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận; c) Bị thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 của Luật này; d) Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể; đ) Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố mất tích; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện; e) Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện. 3. Việc xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định như sau: a) Người sử dụng đất chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều này gửi đơn xin xoá đăng ký góp vốn đến nơi đã đăng ký góp vốn; b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin xoá đăng ký góp vốn, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc xoá đăng ký góp vốn trong hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp cần thu hồi hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chấm dứt góp vốn thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục thu hồi hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4. Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được quy định như sau: a) Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thoả thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại. Trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước cho doanh nghiệp liên doanh tiếp tục thuê đất; nếu doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động thì Nhà nước thu hồi đất đó; b) Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước thu hồi đất đó; c) Trường hợp doanh nghiệp liên doanh hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của Toà án nhân dân. Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Toà án nhân dân là tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại. Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Toà án nhân dân là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì được Nhà nước cho thuê đất và phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại. Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất đó và tài sản đó; d) Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự; đ) Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố mất tích, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự; e) Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thoả thuận giữa các bên phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết Tư vấn luật | Tư vấn pháp luật | Tu van luat | Dịch vụ luật sư | Tư vấn luật qua điện thoại | Tư vấn luật trực tuyến | Tư vấn luật miễn phí | Luật sư hình sự | Luật sư tư vấn đất đai | Tư vấn luật dân sự | Tư vấn luật hôn nhân | Tư vấn tranh chấp đất đai | Công ty tư vấn Luật | Công ty Luật | Thủ tục thế chấp | Tranh chap dat dai | Thừa kế | Tư vấn đất đai | Ly hôn | Thủ tục ly hôn | Luat su Ha Noi | Luật sư Hà Nội | Luật sư bào chữa | Luật sư làm chứng | Chuyển nhượng đất | Luật sư uy tín Hà Nội | Luật sư giỏi |Luật sư giỏi Hà Nội |